1. Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi:

1. Chọn các đồ chơi có tính kích thích các giác quan cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi: Các loại đồ chơi có màu sắc tươi sáng, các mô hình đơn giản, làm bằng các các dạng vật liệu giúp trẻ có các cảm giác khác nhau khi sờ vào, các đồ chơi phát ra âm thanh chút chít hoặc lốp bốp.
Chúng ta thường chọn búp bê hay thú làm bằng vải có thêu mắt mũi..., tháp xếp gồm nhiều vòng đai lớn, các loại đồ chơi có nút bấm hoặc các khối hình đơn giản.

2. Ưu tiên chọn các món đồ chơi kích thích xúc giác cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Ở lứa tuổi này, trẻ đang học khám phá thế giới. Ta có thể chọn các quyển sách hình màu sắc rực rỡ làm bằng giấy bồi hoặc vải, các món đồ chơi trong bồn tắm, gương soi không vỡ, hoặc những món đồ phát ra âm thanh.

3. Chọn những đồ chơi cho phép trẻ bắt chước/ mô phỏng những sinh hoạt xung quanh chúng: Búp bê, đồ hàng, bộ đồ thơ mộc hay cơ khí, điện thoại hoặc tablet đồ chơi thường là những lựa chọn hàng đầu!

4. Có thể chọn các món đồ chơi phát ra tiếng nhạc: Trẻ sơ sinh thích gây ra tiếng động, và các đồ chơi phát ra tiếng nhạc giúp cho chúng bước đầu hiểu được quy luật nguyên nhân và kết quả cũng như là phát triển sự hứng thú của bé đối với âm nhạc.
Bạn có thể chọn mua các dụng cụ âm nhạc đơn giản như trống, kèn, mộc cầm, đàn piano mà ở bất kỳ cửa hàng nào cũng có bán. Hãy ngồi xuống sàn và cùng chơi với bé, bé sẽ tạo ra những âm thanh tươi đẹp một cách bất ngờ.

5. Hãy thử các món đồ chơi trong nhà có tính tương tác cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi: cho phép trẻ thực hành và tưởng tượng thoải mái với bột nặn, màu sáp, bảng đục lỗ với các chốt cắm lớn, sách có nhiều hình màu có thể phát nhạc, hoặc một cái nhà búp bê rất thích hợp cho những ngày thời tiết không thuận lợi.

6. Mua những trang phục lễ hội: Các bé sơ sinh rất thích đóng vai thành các nhân vật. Hãy mua những loại trang phục để trẻ có thể hóa trang thành các siêu anh hùng, công chúa, hoặc một nhân vật nào đó trên TV. Bạn cũng có thể nghĩ ra các nghề các nghề nghiệp khác nhau như cảnh sát, phi hành gia, đầu bếp, y tá... và giúp bé hóa trang.

7. Chọn các món đồ chơi ngoài trời cho trẻ em từ 2 đến 3 tuổi: Trẻ cũng nên được khuyến khích có một lối sống hoạt động nhiều. Bạn có thể cho chúng những bộ đồ chơi xúc cát, phấn màu để vẽ trên nền, xe hơi, toa xe kéo, banh, bong bóng, và cả vòi phun nước.

B. Đối với trẻ đang học mẫu giáo:

1. Khuyến khích trẻ chơi các đồ chơi giúp trẻ rèn sự khéo léo: Bạn có thể chọn các món đồ chơi cho phép trẻ thể hiện sự sáng tạo như các khối lắp ráp, bột nặn, kéo an toàn, bút lông (loại dùng mực an toàn) loại lớn, bút sáp, màu vẽ (dùng tay bôi màu), và các tấm bìa cứng dán vải thêu.

2. Chọn đồ chơi giúp trẻ liên hệ với thế giới xung quanh: Đó là các nhân vật mà trẻ quen thuộc như các siêu anh hùng, các nhân vật trong phim hoạt hình.

3. Chọn các đồ chơi giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi: Lứa tuổi này trẻ thích nhào nặn đất sét, các món đồ chơi chạy bằng pin, khung in lụa, các nhạc cụ đơn giản, sách, các bộ trò chơi lắp hình 9-24 miếng.

4. Chọn những món đồ mà trẻ có thể chơi chung với nhau: Phát triển các kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Do đó, bạn nên tìm mua các loại đồ chơi cho phép trẻ chơi chung với nhau để chúng có thể nói chuyện, diễn đạt và hiểu các cảm xúc của nhau, ví dụ các loại bàn cờ (cờ ca-rô, cờ cá ngựa), búp bê và đồ hàng, bộ đồ lắp ráp...
Bạn cũng có thể tổ chức những buổi chơi chung cho một nhóm trẻ và khuyến khích chúng đem đồ chơi theo để cùng chơi.

C. Đối với trẻ đang học cấp 1:

1. Chọn các món đồ kích thích vận động cho trẻ 5 tuổi trở lên: Ví dụ giầy pa-tanh, máy ảnh, xe trượt tuyết, diều, dụng cụ sơn và vẽ, bộ đồ may thêu, và các bộ dụng cụ đơn giản.
Xe đạp cũng là một món quà thú vị để khuyến khích trẻ ra ngoài chơi thay vì ngồi mãi trong nhà - tùy theo chiều cao của bé, bạn có thể chọn các loại bánh xe đường kính 61cm hay 66cm.
Đối với các trẻ lớn hơn thì tập cho chúng khả năng tương tác với môi trường: Xe hơi/máy bay điều khiển từ xa, phấn màu vẽ trên nền, các thí nghiệm khoa học, bộ đồ chơi trinh thám, ống nhòm, hay bất kỳ những thứ gì có thể gây ấn tượng khiến trẻ có những kỷ niệm sau này.

2. Chọn các món đồ chơi giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho những trẻ lớn hơn: Trẻ ở tuổi lớn hơn có thể cùng chơi các trò chơi xếp hình hơi phức tạp, các môn cờ, đô-mi-nô...

3. Chọn các món đồ giúp trẻ từ 8 đến 12 tuổi xây dựng những thú tiêu khiển phù hợp: Tùy theo sở thích của trẻ, bạn có thể chọn các loại đồ chơi liên quan đến nghệ thuật, thủ công, bộ đồ lắp ráp, bộ xe lửa và đường ray, các mô hình tự làm, các dụng cụ âm nhạc, các dụng cụ thể thao.

4. Giới thiệu cho trẻ thêm về công nghệ: Công nghệ ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó trẻ em sẽ ngày càng được tiếp xúc sớm với công nghệ. Bạn có thể cho trẻ chơi các trò chơi video, các loại tablet an toàn dành cho trẻ em, hoặc các loại máy chơi nhạc MP3. Để kiểm soát thời gian chơi của trẻ, bạn cần nghiêm túc lập ra và làm theo luật chỉ cho phép trẻ chơi khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày. Bạn cũng nên học cách sử dụng các phần mềm giúp cha mẹ kiểm soát nội dung và thời gian online của trẻ.

Trích dịch từ https://www.wikihow.com/Choose-Toys-for-Children

CTCP Việt Tinh Anh | Địa chỉ: 33-35 đường D4, khu Đô thị mới Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam | Điện thoại: +84-28-6263-8600 | Số ĐKKD: 0309132354 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 14/07/09